Trung Thu là gì, ý nghĩa của ngày Trung Thu với người Việt Nam

bien-mat-card_0001_5

Hằng năm, vào ngày rằm tháng Tám, chúng ta lại háo hức rước đèn Trung Thu cùng các bé nhân dịp Trung Thu.

Ngày Tết Trung Thu cứ thế đi sâu vào tâm trí người Việt Nam và trở thành một truyền thống ý nghĩa của dân tộc ta.

Để hiểu thêm về Tết Trung Thu, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin trong bài viết này.

 

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Theo cổ tích thời xưa, Tết Trung Thu được bắt nguồn từ thời nhà Đường- thời vua Duệ Tôn cách đây rất lâu.

Vào đêm trăng thanh gió mát năm ấy, nhà vua ngự chơi ngoài Kinh Thành thì gặp một cô tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần.

Nhưng nàng tiên nữ ấy lại trong hình dạng một ông lão có đầu tóc bạc phơ và trò chuyện với nhà vua để mời nhà vua lên cung trăng chơi.

bien-mat-card_0000_1

Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời

Nói rồi nàng tiên liền hóa phép biến ra một cầu vồng lấp lánh muôn màu sắc bắt từ cung trăng đến mặt đất.

Sau ngày dạo chơi cùng tiên nữ ây, nhà vua ngày đêm luyến tiếc cảnh cung trăng tráng lệ và nên thơ ấy.

Chính vì thế, để kỷ niệm cho ngày ý nghĩa ấy, nhà vua đã đặt ra phong tục hằng năm cứ vào rằm tháng Tám mọi người sẽ đón Tết Trung Thu.

 

Tết Trung Thu du nhập vào Việt Nam thế nào?

Mãi về sau, ngày Tết Trung Thu từ nhà Đường mới du nhập vào Việt Nam và được người dân xem đây là phong tục cổ truyền.

Vào ngày lễ này, người ta bày cỗ với bánh hình mặt trăng, treo đèn hoa và nhảy múa dưới ánh trăng rất sáng.

Chú Cuội, Chị Hằng, Thỏ Ngọc trong Trung Thu là ai?

Trẻ em nô đùa với nhau, xếp nối đuôi nhau cùng rước đèn Trung Thu rất nhộn nhịp cả buôn làng.

Phong tục làm bánh hình mặt trăng đã được mọi người gọi là bánh Trung Thu và được thực hiện hàng năm trước một tháng so với lễ.

bien-mat-card_0001_5

Ngày nay, mọi người đều chuẩn bị mua bánh trung thu hoặc làm bánh Trung Thu để mang biếu hoặc tặng cho các gia đình, họ hàng xung quanh.

Tết Trung Thu từ lâu cũng là dịp cho mọi người trong gia đình đoàn viên cùng ngắm trăng tròn, cùng ăn bánh Trung Thu thật ngon.

 

Tết Trung Thu Việt Nam khác với các nước Châu Á khác thế nào?

Tại Nhật Bản, ngày Tết Trung Thu còn được gọi là ngày Zyuyoga.

Vào ngày này, người dân của xứ sở hoa anh đào thường tổ chức một lễ hội nhằm tôn vinh vẻ đẹp của trăng nhất trong năm.

Người ta làm một loại bánh có tên là Dango, thường được dùng khi thưởng thức với trà.

Trẻ em ở nước này sẽ được tặng một lồng đèn cá chép vì người dân nơi đây mong muốn các bé lớn lên sẽ trở thành người dũng cảm và có chí khí.

Tại Hàn Quốc không giống như Việt Nam,Tết Trung Thu được người Hàn Quốc gọi là Tết Chuseok.

bien-mat-card_0002_4

Chính vào những ngày này, những người con xa xứ kim chi sẽ được đoàn viên bên gia đình đầm ấm của mình.

Họ cùng nhau tạ ơn tổ tiên và cầu cho mùa màng tới thật bội thu để cuộc sống của họ no đủ.

Bánh trung thu được người Hàn gọi là bánh sonpyeon và được dùng với rượu sindoju hoặc dongdongju.

 

Lý giải ý nghĩa Tết Trung Thu

Trải qua bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, người Việt Nam luôn cho rằng có một mối liên kết chặt chẽ giữa cuộc đời và vầng trăng.

Trăng tròn tượng trưng cho sự đủ đầy, no ấm trong cuộc sống; trăng khuyết tượng trưng cho nỗi buồn và chia ly.

bien-mat-card_0003_3

Chính từ đó mà trăng rằm là biểu tượng của sự sum họp nên Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên.

Màn đêm buông xuống, trăng tròn hiện ra cũng là lúc cả gia đình ngồi quây quần bên nhau phá cổ, cùng ăn bánh uống trà trò chuyện tâm tình với nhau.

 

Lý giải phong tục cắt bánh Trung Thu

Dường như bánh Trung thu đã trở thành một thức bánh khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Dù đi xa đến đâu, họ vẫn nhớ chiếc bánh tròn đầy với vỏ bánh thơm cùng mùi trà thoang thoảng.

Bánh Trung Thu được làm từ bột mì và nhân được làm từ nhiều nguyên liệu.

Có thể là nhân thập cẩm gồm trứng, thịt, lạp xưởng, đậu xanh, hạt sen,.. sẽ hòa quyện với nhau tạo nên chiếc bánh thơm ngon bổ dưỡng.

bien-mat-card_0004_2

Sự hòa quyện này cũng tượng trung cho sự đoàn tụ của các thành viên trong gia đình vào đêm trăng tròn.

Người Việt thường ví von việc cắt bánh Trung Thu thành số miếng bằng với số lượng thành viên trong gia đình.

Miếng được cắt càng đều thì gia đình càng hạnh phúc, hòa thuận.

 

Tết Trung Thu quả là phong tục từ lâu đời thật ý nghĩa cho người Việt để đoàn viên với nhau.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu phần nào về Tết Trung Thu và phong tục vào ngày rằm tháng Tám.

Biết rõ đều đó, chúng ta sẽ thêm yêu đất nước và con người Việt Nam!

Ngọc Nguyễn

Chúng tôi là 7aothuat.com - cửa hàng ảo thuật giá rẻ tại Hồ Chí Minh. Chúng tôi cung cấp dụng cụ ảo thuật giá rẻ nhất cho tất cả mọi người. Hãy ghé shop ảo thuật của chúng tôi ngay hôm nay để nhận những ưu đãi hấp dẫn nhất.

Xem tất cả Video đã đăng

Viết bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967821131