Cứ đến dịp Trung Thu hằng năm, các bé nhỏ sẽ nhắc đến chú Cuội, chị Hằng trên cung trăng.
Chúng náo nức muốn rước đèn và ngồi bên cạnh ông bà ba mẹ nghe kể những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa.
Mọi người vẫn thường nghe nhắc đến những nhân vật như chú Cuội, chị Hằng, Thỏ Ngọc nhưng vẫn không hiểu rõ họ là ai và từ đâu đến.
Bài viết này sẽ hiểu rõ về những nhân vật trên xuất thân từ đâu và tên gọi này từ đâu mà ra.
Nhân vật Cuội từ đâu mà xuất hiện?
Truyện kể rằng từ thuở rất xưa, có một anh tiều phu tên là Cuội.
Ngày qua ngày anh lên rừng đốn củi và mang về bán để sống qua ngày nhưng một ngày nọ, có một chuyện vô cùng lạ lùng xảy ra.
Anh đến gần con suối nhỏ thì thất một cái hang họp rất to và trong đó có bốn con cọp đang vờn nhau.
Cuội vội vàng xông đến và giơ búa bổ cho chúng một phát thì bọn chúng chết ngay lập tức chưa kịp phản ứng gì.
Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời
Núp sau gốc cây, Cuội thấy hổ mẹ ngoặm một miếng lá để đắp lên vết thương cho các con khiến bốn con cọp con sống lại.
Cuội bèn đào gốc cây quý ấy về nhà và dùng lá cây để chửa bệnh cho nhiều người gặp bệnh nặng trong làng.
Vì sao chú Cuội lại lên cung trăng?
Một hôm, Cuội dùng lá cây cứu sống một ông lão và được ông ấy dặn rằng:”con không được dùng nước bẩn để tưới cho cây”.
Tiếng đồn cứu người gặp nạn của Cuội vang xa hơn và Cuội đã được mọi người biết đến như thánh nhân cứu người.
Một lão nhà giàu làng bên có con gái bị bệnh nặng đã nhờ Cuội đến chữa bệnh cho.
Sau khi cô gái được cứu sống thì phú ông đã đồng ý gã con gái mình cho Cuội.
Qua bao lâu sống bên nhau hạnh phúc, một hôm Cuội đi vắng, vợ Cuội bị vài tên giặc ghen tỵ với sự hiền lành của Cuội giết hại.
Cuội dùng lá thần để cứu cô ấy sống lại nhưng từ đó cô ấy bị chứng hay quên.
Những truyền thuyết Trung Thu mà có thể bạn chưa biết
Cô ấy đã tưới nước bẩn vào cây thần khi Cuội vắng nhà. Anh về đến nhà thì hốt hoảng mà níu giữ cây bằng cách nắm lấy một cành cây.
Vì nhất định không chịu buông cây ra nên Cuội đã theo cây lên tận cung Trăng từ khi nào không biết.
Từ đấy, Cuội đã ở mãi tại cung Trăng cùng cây thuốc thần.
Hình ảnh chú Cuội trên cung Trăng gần gũi với mọi người thế nào?
Cứ đến ngày Rằm, trăng tròn vành vạnh, mọi người ngồi quây quần bên nhau cùng ăn bánh uống trà và ngắm trăng tròn.
Trăng sáng lung linh soi rọi những con đường để các bé náo nức rước đèn cùng nhau thật vui.
Cứ đến ngày Tết Trung Thu, mọi người ngắm trăng lại thấy một vết đen trên mặt Trăng.
Nhìn kỹ lại sẽ thấy rõ hình ảnh một cây cổ thụ to và một anh tiều phu ngồi dưới gốc cây đó.
Dân gian lan truyền hình ảnh này là chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Chị Hằng Nga đến từ đâu?
Ngày xưa, ở một đất nước nọ quanh năm nắng khô hạn vì trên trời xuất hiện mười mặt trời.
Một người tên là Hậu Nghệ là dùng nỏ thần bắn rơi chín mặt trời mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng.
Cảm kích tấm lòng của anh hùng, một cô gái xinh đẹp đã tình nguyện gã cho anh, nàng ấy tên là Hằng Nga, cũng chính là Chị Hằng mà chúng ta cần biết.
Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh từ Vương mẫu nhưng không đành lòng rời xa vợ mình nên đã đưa thuốc cho vợ mình cất giữ.
Điều này đã đến tai của tên xấu xa tên là Bồng Mông. Một hôm Hậu Nghệ đi vắng, hắn đã dùng kiếm uy hiếp Hằng Nga đưa thuốc trường sinh cho hắn.
Trong lúc nguy cấp, không để thuốc rơi vào tay giặc, nàng đã uống thuốc và và nhấc bổng lên không trung.
Hằng Nga bay lên trời và đến cung Trăng không thể về cùng chồng được nữa.
Từ đó, mỗi khi Hậu Nghệ nhìn ngắm trăng lại tưởng nhớ lên Hằng Nga và dân làng cũng tế lễ để cầu mong Hằng Nga mang nhiều điều may mắn đến cho buôn làng.
Vì sao có Thỏ Ngọc cùng Hằng Nga?
Truyện kể rằng thời xa xưa có một cặp thỏ tu luyện ngằn năm và đắc đạo thành tiên.
Một hôm, thỏ chồng nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh đang dẫn theo thiên binh tướng mã áp giải Hằng Nga đi ngang qua, nó liền thất rất tội lỗi vì đã làm liện lụy đến Hằng Nga.
Nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung Trăng rất đau khổ nên thỏ chồng đã bàn với thỏ vợ đưa một con của mình đến ở cùng Hằng Nga.
Các thỏ con rất hiểu lòng cha nên ai nấy cùng đồng ý ra đi, hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng tiễn một đứa con của mình theo Hằng Nga lên cung Trăng.
Từ đó về sau, mọi người thường thấy hình ảnh một chú thỏ bên cạnh chị Hằng, chú thỏ ấy chính là Thỏ Ngọc.
Những sự tích này rất ý nghĩa đúng không nào? Nhờ có nó mà chúng ta đã biết rõ nguồn gốc của những nhân vật chú Cuội, chị Hằng và thỏ Ngọc.
Mọi người sẽ thêm yêu quý những nhân vật này và sẽ cầu mong họ mang lại mọi điều may mắn cho gia đình vào Tết Trung Thu.
Viết bình luận